Rèn luyện, học tập là yếu tố cốt lõi tạo nên thành công của mỗi con người. Để có nhiều cơ hôi thành công trong tương lai, ngay từ nhỏ các phụ huynh đã quan tâm tới việc dạy con tự học. Các bé có thể tự học sẽ đem lại lợi ích gì? Làm cách nào để dạy con tự học? Hãy cùng DayConThongMinh.com khám phá trong bài viết này nhé!
1. Hiểu đúng khi nào con tự học
Bé tự học không có
nghĩa là phụ huynh cho con ngồi vào phòng học và để mặc con với đống sách vở và
bài tập. Con tự học là việc con có sự chủ động trong học tập.
Cụ thể hơn, bé biết được
ngày hôm nay có những bài tập về nhà của những môn nào, đó là những bài tập gì.
Con chủ động trong việc sắp xếp sách vở và các đồ dùng học tập cần thiết trước
mỗi buổi học.
Con tự học còn thể hiện
ở việc bé tự giác mày mò tìm kiếm thêm các thông tin về bài học, những kiến thức
bên ngoài mà trong sách vở không có để mở rộng sự hiểu biết. Mặc dù con tự học
nhưng cũng sẽ có lúc con cần tới sự giúp đỡ của bố mẹ khi gặp những bài toán
khó, những câu hỏi con chưa đủ trải nghiệm để tìm ra câu trả lời.
Việc bé tự học không phải
là bố mẹ chỉ để con tự ngồi học mà không có sự giúp sức. Con tự học ở đây là sự
chủ động, tự giác của mỗi bạn nhỏ. Không chỉ học trên trường mà sự tự học của
các bạn nhỏ còn thể hiện ở việc con tự học về các kiến thức ngoài xã hội, nâng
cao trải nghiệm cuộc sống.
Việc con tự học không
chỉ bó hẹp trong phạm vi trường học mà ở bất kỳ đâu con cũng có thể tự học khi
đã trở thành thói quen ăn sâu vào tư duy của bé.
2. Lợi ích khi con tự học
Tự học là thói quen và
đức tính tốt mà mỗi bạn nhỏ nên hình thành và rèn luyện. Các tỷ phú, người
thành công nổi tiếng trên thế giới đều chia sẻ bí quyết để trở nên thành công
hơn đó chính là kỹ năng tự học.
2.1. Tự học giúp con tự sắp xếp việc
học
Ngày nay tuy còn nhỏ, các phụ huynh đã rất quan tâm trong việc giúp con phát triển toàn diện. Do vậy, các bé ngày nay học nhiều hơn và học những môn học mới hơn so với thế hệ trước.
Mỗi môn học sẽ có thời gian biểu riêng, khối lượng bài tập cần thực hiện khác nhau. Khi bé có tính tự học, con sẽ biết sắp xếp thời gian làm sao cho đảm bảo việc tham gia lớp học tốt nhất và hoàn thành bài tập đầy đủ nhất.
Sự tự học này cũng giúp
bé hình thành thêm kỹ năng quản lý thời gian và quản lý việc học. Đây cũng sẽ
là 2 kỹ năng đồng hành với bé trên con đường trưởng thành và làm việc sau này.
2.2. Con không ỷ lại vào người khác
Dù còn nhỏ và các bé
còn mải chơi nhưng khi phát huy được tính tự học, con sẽ không cần ỷ lại vào ai
để nhắc nhở việc học.
Bố mẹ sẽ không cần thường
xuyên nhắc nhở con ngồi vào bàn học, cô giáo cũng sẽ nhàn hơn khi giảng dạy con
trên lớp. Đặc biệt hơn, con tự ý thức được bài tập và tình trạng kiến thức của
mình.
Con sẽ chủ động hỏi người
lớn những vấn đề con gặp phải và không có tình trạng con dựa dẫm hay ỷ lại vào
một bạn khác học khá hơn trong lớp.
2.3. Kiến thức được mở rộng tối đa
Việc tự học giúp con mở
mang tầm hiểu biết tối đa. Thay vì chỉ học trong sách vở, trường lớp con sẽ tìm
kiếm thêm thông tin bằng việc phân tích, thắc mắc về thế giới xung quanh.
Các bạn nhỏ sẽ tìm hiểu
để tìm ra câu trả lời cho những vấn đề mà con đang quan tâm. Con sẽ tìm tòi cho
đến khi nhận ra vấn đề thì thôi. Sự tự học kích thích khả năng ham học hỏi của
các bé. Từ đây vốn kiến thức của con được mở rộng.
Cùng là các bạn nhỏ học
cùng một lớp, một chương trình học như nhau nhưng có bé hiểu biết hơn một chút
là do con có tính tự học và tự mày mò các kiến thức từ bên ngoài.
2.4. Phát triển tư duy
Tư duy là yếu tố cốt
lõi giúp đưa ra những hành động và quyết định đúng đắn. Từ những quyết định này
tạo ra thành công và những bước đi phát triển cho sự nghiệp cũng như cuộc sống
của các con sau này.
Tư duy được hình thành
quả rèn luyện và những thói quen tốt ngay từ nhỏ. Sự tự học cũng là yếu tố thúc
đẩy việc phát triển tư duy của con. Khi có sự tự học, con biết cách phân tích,
đưa ra những luận chứng luận cứ nhằm chứng minh cho điều con đang tìm kiếm.
Trước mỗi vấn đề, con
nhìn nhận và đúc kết thực tiễn và kinh nghiệm để xem xét rồi đưa ra quyết định.
Tư duy logic, tư duy phản biện hay tư duy sáng tạo được hình thành và rèn luyện
trong quá trình con tự học hàng ngày.
Sự tự học là bàn đạp
giúp tư duy của con phát triển đi lên và không ngừng có sự đổi mới sáng tạo.
3. Bí kíp dạy con tự học
Dạy con tính tự học và
sự chủ động trong học tập ngay từ nhỏ đôi khi sẽ là khó khăn với phụ huynh vì
các con còn hiếu động, dễ sao nhãng và mất tập trung. Khi áp dụng các phương
pháp có tính khoa học và phù hợp với tính cách mỗi bé, các bố mẹ sẽ thấy sự tiến
bộ rõ rệt của con mỗi ngày.
3.1. Bố mẹ là người thầy đầu tiên
Để con thực sự phát huy
sự tự học, sự chủ động thì ngay trong cuộc sống thường ngày, bố mẹ chính là những
người đầu tiên làm điều đó. Con cái sẽ nhìn cách người lớn làm việc để bắt chước
và học theo những thói quen của bố mẹ trong 3 năm đầu đời.
Ngay từ nhỏ, bố mẹ hãy
rèn luyện cho con thói quen cùng ngồi làm việc với bố mẹ, cùng đọc sách cùng bố
mẹ và tham gia các công việc tìm kiếm thông tin trong sách hay trên mạng. Cách
này giúp con hình thành sự tò mò, yêu thích khám phá và học hỏi.
Bố mẹ chính là những
người thầy đầu tiên dạy con về cách tự học và cùng con thực hành kỹ năng mỗi
ngày.
3.2. Tìm kiếm phương pháp học phù hợp
với con
Mỗi đứa trẻ sẽ thích ứng
với những phương pháp học tập khác nhau. Có thể phương pháp này các bạn học tốt
và hiệu quả nhưng lại là cách học nhàm chán, thiếu thú vị đối với con.
Nhiều bé không thích sự
ồn ào và phải vận dụng quá nhiều sự suy luận. Đối với bé, việc học tập trung
như trên lớp cũng đã đủ để con hiểu bài và yêu thích môn học,... Mỗi bé là một độc
bản duy nhất do đó sẽ có phương pháp học phù hợp với con nhất.
Không phải con lười học,
chán học mà vì phương pháp học hiện tại chưa phù hợp với con. Phụ huynh hãy tìm
hiểu về các phương pháp học tập tiên tiến nhất để áp dụng cho bé. Khi lựa chọn
đúng phương pháp, việc học của con sẽ có tiến bộ và kích thích sự tự học hỏi của
con.
3.3. Dạy con quản lý công việc và
thời gian
Đây là kỹ năng quan trọng
nhưng đa phần phụ huynh bỏ qua khi nhắc tới. Bé biết cách quản lý thời gian và
công việc giúp con sắp xếp được thời gian biểu để hoàn thành bài tập, vừa có thời
gian để tìm tòi thêm, vừa có thời gian dành con vui chơi.
Kỹ năng quản lý thời
gian và công việc đối với người Việt còn yếu, nhất là khi chúng ta đi làm. Việc
không xác định được đâu là công việc quan trọng và cấp bách khiến chúng ta loay
hoay và mất thời gian.
Nắm chắc kỹ năng ngay từ
nhỏ, con sẽ có tư duy sắp xếp tốt và sự tự học được phát huy một cách tối đa.
Không chỉ trong công việc mà trong cuộc sống cũng vậy, con sẽ biết cách để lên
kế hoạch cho những cột mốc quan trọng và biết mình cần làm gì để thực hiện những
mục tiêu đề ra.
3.4. Con không cần phải giỏi tất cả
các môn
Trước đây phụ huynh Việt
Nam thường mắc sai lầm khi luôn kỳ vọng con đạt điểm cao ở tất cả các môn học.
Điều này vô hình chung gây ra áp lực học tập cho con trong học tập. Con phải cố
gắng đạt điểm cao trong khi nhiều môn học con không thực sự hứng thú.
Thay vì học giỏi tất cả
các môn, con chỉ nên lựa chọn những môn học con yêu thích để tập trung nghiên cứu
tìm tòi. Các môn học khác giúp con tăng cường về kiến thức và con không nhất
thiết phải nghiên cứu quá sâu.
(Xem thêm: Dịch vụ thông cống nghẹt uy tín)
Mỗi đứa trẻ sẽ có những
thiên hướng nghề nghiệp và tính cách khác nhau, thể hiện nay khi các con học ở
trường. Vì vậy, hãy để con thỏa sức tìm tòi và tự học hỏi những lĩnh vực mà con
yêu thích miễn sao kết quả học tập của con không bị thấp.
Việc bó hẹp và tạo áp lực
là điều không bạn nhỏ nào thích điều đó. Bố mẹ hãy cho con thể hiện và học hỏi
theo nhu cầu và sở thích của bé nhé.
3.5. Đọc sách, nghiên cứu nhiều hơn
Đọc sách và tự nghiên cứu
là cách để rèn luyện sự tự học. Hãy cho con một chủ đề nào đó nằm trong lĩnh vực
mà con yêu thích. Bố mẹ hãy khuyến khích con đọc sách hay làm bất cứ việc gì để
tìm hiểu về chủ đề đó.
Sau thời gian bố mẹ quy
định, con sẽ thuyết trình và nói cho bố mẹ biết những gì con đã tìm hiểu được về
chủ đề cho trước. Bạn sẽ thấy rằng con thích thú và hăng say như thế nào với việc
học.
Thông qua những hoạt động
như trên, con sẽ cảm nhận niềm vui và tầm quan trọng của việc học đối với con.
Các bé sẽ trở nên hăng hái và có mục tiêu học tập.
Đọc sách và nghiên cứu
cũng chính là kỹ năng quan trọng khi con trở thành sinh viên Đại học, Cao học
hoặc người có ảnh hưởng trong một lĩnh vực nào đó. Thói quen đọc sách và tự
nghiên cứu từ lâu đã trở thành đặc trưng của những người thành công.
LỜI KẾT
Dạy con tự học là hành
trình tuy không đơn giản nhưng vô cùng hạnh phúc. Từ một đứa trẻ ham chơi, con
hiểu được tầm quan trọng của việc tự học và trở nên trưởng thành hơn mỗi ngày.
Học tập là công cuộc suốt đời, thói quen tự học là chìa khoá giúp con mở ra những
chân trời tri thức mới.
Nguồn: DayConThongMinh.com